Bài 6 : vận dụng định luật Ôm – Mắc hỗn hợp

Bài 6 : vận dụng định luật Ôm

Mắc hỗn hợp

–o0o–

BÀI 1 : TRANG 17 SGK

Tóm tắt

R1 = 5Ω

U = 6V

I = 0,5A

a)      R = ?

b)      R2 = ?

GIẢI.

Điện trở tương đương của đoạn mạch :

I=\frac{U}{R}  => R=\frac{U}{I}=\frac{6}{0,5}=12

Do R1 nt R2 nên :

R =  R1 + R2 => R2=  R  – R1 = 12 – 5 = 7 Ω

BÀI 2 : TRANG 17 SGK

Tóm tắt

R1 = 10Ω

I = 1,8A; I1 = 1,2A

a)      U = ?

b)      R2 = ?

GIẢI.

Hiệu điện thế của R1:

I_1=\frac{U_1}{R_1}  => U1 = I1.R1 =1,2.10 = 12V

Do R1 // R2 nên : hiệu điện thế của đoạn mạch :

U = U1 = U2 =12V.

Cường độ dòng điện chạy qua R2 :

I = I1  + I2 => + I2 = I –  I1 = 1,8 – 1,2 = 0,6A

Điện trở của R2 :

I_2=\frac{U_2}{R2}  => R_2=\frac{U_2}{I_2}=\frac{12}{0,6}=20

BÀI 3 : TRANG 17 SGK

Tóm tắt

R1 = 15Ω; R2 = 30Ω;

R3 = 30Ω;

U =12V

a)      R = ?

b)      I1 , I2 , I3 = ?

GIẢI.

Ta có sơ đồ : R1 nt (R2 // R3):

Điện trở tương đương của đoạn mạch MB:

R_{23}=\frac{R_2.R_3}{ R_2+R_3} = \frac{30.30}{30+30}=15 Ω.

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB:

R = R1 + R23 =15 + 15 = 30 Ω

Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính :

I=\frac{U}{R}=\frac{12}{30} =0,4A

Do R1 nt (R2 // R3) nên : I = I1 = I23 = 0,4A

Hiệu điện thế giữa hai đầu của R23:

I_{23}=\frac{U_{23}}{R_{23}}  => U23 = I23.R23 =0,4.15 = 6V

Do R3 // R2 nên : U3 = U2 = U23 =6V.

Cường độ dòng điện chạy qua R2 :

I_2=\frac{U_2}{R_2}=\frac{6}{30} =0,2A

Cường độ dòng điện chạy qua R3 :

I_3=\frac{U_3}{R_3}=\frac{6}{30} =0,2A

 BÀI 6.12 : TRANG 18 SBT :

Tóm tắt

R1 = 9Ω; R2 = 15Ω;

R3 = 10Ω;

I3 = 0,3A

a)      I1 , I2 = ?

b)      U = ?

GIẢI.

Hiệu điện thế giữa hai đầu của R3:

I_{3}=\frac{U_{3}}{R_{3}}   => U3 = I3.R3 = 0,3.10 = 3V

Do R3 // R2 nên : U3 = U2 = 3V.

Cường độ dòng điện chạy qua R2 :

I_2=\frac{U_2}{R_2}=\frac{3}{15} =0,2A

Cường độ dòng điện chạy qua R1 :

I1 = I2  + I3 = 0,2 + 0,3 = 0,5A

c)       U = ?

Hiệu điện thế giữa hai đầu của R1:

I_{1}=\frac{U_{1}}{R_{1}}   => U1 = I1.R1 = 0,5.9 = 4.5V

Hiệu điện thế giữa hai đầu của đoạn mạch AB :

U = U1  + U3 = 4,5 + 3 = 7,5V

c

33 comments on “Bài 6 : vận dụng định luật Ôm – Mắc hỗn hợp

  1. thầy ơi em có thắc mắc xin thầy giải đáp giùm
    ta biết R=R1+R2
    mà tại sao ở bài tập 1 lại tính điện trở tương đương : R=U\I HẢ THẦY

  2. thua thay em xin hoi
    neu minh co R1, R2 va R3 theo em biet thi co 4 cach mắc nhưng em ko biet mac ntn thay chi cho em

  3. thầy ơi giải giúp em bài này đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 hdt U=36v thì dòng điện chạy qua có cường độ I=4A người ta làm giảm cường độ đòng điện xuống còn 1,5A bằng cách nối thêm vào mạch 1 điện trở Rx .tính Rx

  4. em thưa thầy lời giải bài 3sgk trang 17 là hiêu điện thế giữa 2 đầu của R23 thế số 23 là tinh thế nào vậy thầy
    em cảm ơn thầy ạ

    • R23 là điện trở của đoạn mạch MB đó bạn
      R23 là điện trở của R2 và R3

  5. Thầy ơi cho em có thắc mắc cái chỗ mà R23= R2.R3/R2+R3 mà sao không phải là R2+R3/R2.R3 vậy thầy mong thầy giải thích ạ em xin cảm ơn

Gửi phản hồi cho nguyễn đạt Hủy trả lời